Header
AN TÂM VI VU VỚI 7 BƯỚC KIỂM TRA TRƯỚC KHI KHỞI HÀNH
Trước mỗi chuyến đi, để đảm bảo an toàn cho chính mình và người thân hay những hành khách mà chúng ta chở, chủ xe hãy chủ động thực hiện 7 bước kiểm tra sau đây nhé. Không tốn quá nhiều thời gian chỉ 10-15p nhưng sẽ khiến bạn an tâm khi di chuyển
7 Bước kiểm tra xe an toàn trước khi khởi hành.
1. Kiểm tra lốp xe
Lốp xe là bộ phận trực tiếp tiếp xúc với mặt đường đi, việc quan tâm kiểm tra lốp xe là cần thiết, nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận hành xe, độ bám đường, độ điểm soát lái. Hãy để ý đến bề mặt của lốp xe có mòn hay không, có bị hư hại bị vật sắc nhọn nào đâm hay không?
Tiếp đến kiểm tra áp suất lốp của xe, đơn giản nhìn bằng mắt thường nhận biết lốp bị non hay không, tăng lực cản xe di chuyển chậm hơn, tốn nhiên liệu hơn và ảnh hưởng đến hệ thống treo của xe
Nếu lốp quá áp suất tiêu chuẩn có thể dẫn đến tình trạng mài mòn lốp nhanh hơn ở khu vực giữa lốp, giảm độ bám đường.
Khi lốp xe quá căng, sẽ chỉ có phần giữa của lốp xe tiếp xúc với mặt đường. Mặt tiếp xúc của lốp lúc này là ít nên sẽ nhanh chóng hao mòn phần giữa.
2. Kiểm tra hệ thống phanh
Trước khi khởi hành hãy kiểm tra lại toàn bộ hệ thống phanh xe, phanh xe là bộ phận quan trọng giúp ta hãm tốc độ của xe khi cần thiết hay khi gặp tình huống khẩn cấp.
Thử suy nghĩ xem chuyện gì sẽ xảy ra nếu đang đi trên đường mà phanh xe của bạn đã ngừng hoạt động dễ đoán là có nguy cơ xảy ra tai nạn rất cao, đặc biệt nếu đi với tốc độ cao và có khả năng bị lật xe nếu đi vào đường cua.
Hãy nhấn chân phanh chắc chắn, kiểm tra hệ thống phanh tay xem khả năng hoạt động thế nào, phanh có “ăn” không, có bị kêu không, khi đạp có bị nặng hay không, kiểm tra cả má phanh hay dầu phanh
3. Kiểm tra hệ thống đèn trước khi di chuyển
Trước khi bắt đầu di chuyển, chủ xe nên tập thói quen bật các loại đèn và kiểm tra xem đèn có còn hoạt động tốt. Kiểm tra đèn pha, đèn hậu, đèn lùi, đèn xi nhan… vừa đảm bảo an toàn khi lái xe và vừa giúp chủ xe tránh bị phạt các lỗi liên quan đến đèn xe ô tô như xi nhan, không sử dụng đèn khi di chuyển trời tối…
4. Kiểm tra hệ thống lái
Hệ thống lái có chức năng giữ ô tô chuyển động theo quỹ đạo nhất định hoặc thay đổi phương hướng theo chủ ý của người lái xe. Quay trái, quay phải, đi vòng… Hệ thống này bao gồm vô lăng, trục lái, hộp số lái, dẫn động lái. Kiểm tra xem vô lăng có bị nặng không, độ trả lái tốt không lúc này chủ xe nên kiểm tra luôn dầu trợ lực lái, đảm bảo đủ dầu để trợ lực cho tay lái tốt hơn
5. Kiểm tra ắc quy xe
Ắc quy xe là bộ phận tích trữ điện cho xe cho quá trình khởi động, nếu ắc quy có vấn đề gì thì khả năng cao là xe sẽ không khởi động được
Hãy chủ động kiểm tra ắc quy để đảm bảo an toàn và lịch trình du chuyển của bạn, bạn chắc hẳn sẽ vô cùng bực bội khi xe không khởi động được giữa hành trình của bạn.
Một số dấu hiệu cơ bản giúp bạn nhận biết tình trạng hoạt động của ắc quy: Khó khởi động biểu sáng; tiếng động cơ yếu; động cơ khởi động lúc có lúc không…
6. Kiểm tra nước làm mát động cơ
Nước làm mát với chức năng giải nhiệt động cơ, giúp động cơ hoạt động tốt nhất. Nếu xe bị thiếu nước làm mát, sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình giải nhiệt cho động cơ khiến xe bị nóng máy, bó máy, hoặc chết máy đột nột
Do đó hãy kiểm tra xe ô tô trước khi di chuyển, cần đảm bảo đủ lượng nước làm mát động cơ cần thiết cho xe.
7. Dầu nhớt động cơ
Dầu nhớt động cơ có nhiệm vụ bôi trơn, làm mát, giảm ma sát cho các chi tiết trong động cơ. Thông thường hoạt động kiểm tra dầu nhớt xe được các hãng đưa vào danh mục cần lần trong mỗi đợt bảo dưỡng định kỳ, nhưng nếu bạn đã lâu không bảo dưỡng và chuẩn bị cho một chuyến đi xa vẫn nên kiểm tra kỹ lại hạng mục này. Kiểm tra xem lượng dầu có đủ hay không, dầu có bị biến chất hay không, có cặn bẩn hay không có đảm bảo giúp xe vận hành trơn tru mượt mà hay không…
Thực hiện đủ các bước chuẩn bị để luôn có những chuyến đi an toàn và thư giãn thói quen hữu ích với chủ xe và góp phần gia tăng tuổi thọ sử dụng cho chiếc xe.
Chúc các bạn thành công và có những chuyến đi an toàn.
Bạn muốn làm gì tiếp theo?
Bạn có thể tìm kiếm thêm thông tin liên quan từ menu bên dưới